Các thông số kỹ thuật của Aptomat chống giật:
Aptomat chống giật chia ra 2 loại cơ bản là loại chỉ có chức năng chống giật (RCCB) và loại có cả chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB). Tùy theo từng loại có thể có đầy đủ hoặc một số thông số kỹ thuật như sau:
- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: Aptomat chống giật dạng khối của Mitsubishi NV125-SV 3P 100A 25kA 30mA có In = 100A. Khi dòng điện lớn hơn 100A aptomat sẽ tác động.
- Dòng rò: Aptomat chống giật thường được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng rò điều chỉnh được các mức 100mA / 200mA / 300mA / 500mA (có lẫy gạt để chọn mức dòng rò tưng ứng). Khi dòng điện rò vượt quá dòng rò như trên thì aptomat chống giật sẽ tác động.
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại ELCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu. Aptomat chống giật EBN103c 3P 100A 18kA 100/200/500mA có Ics = 100%Icu.
- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động).
- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NV250-SV 3P 200A 36kA 30mA và NV250-SV 3P 250A 36kA 30mA đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat chống giật ELCB 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat chống giật 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.
Hướng dẫn chọn Aptomat chống giật
Khi lựa chọn aptomat chống giật cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh chọn nhầm không thể sử dụng được
– Chọn loại aptomat: Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.
– Chọn số pha/số cực: Sai lầm thường thấy nhất là chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) dẫn tới át chống giật bị nhảy. Đối với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng Át chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N). Đối với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) phải sử dụng aptomat 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N). Át chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.
– Chọn dòng định mức: Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Át thường. Đối với át chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức át thường lắp cùng RCCB.
– Chọn dòng rò: Át chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng át chống rò 30mA. Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng át chống rò 100/200/500mA.
Các lưu ý khi sử dụng
Không dùng ở nơi ẩm ướt, lắp aptomat chống giật cho bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm.
Phải test trước khi dùng. Test ít nhất 1 lần /tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt không?
Khi mắc aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi có dòng.
Các thương hiệu aptomat chống giật nổi tiếng phổ biến trên thị trường
Aptomat chống giật là một thiết bị bảo vệ rất quan trọng liên quan trực tiếp tới sự an toàn của người sử dụng điện cũng như hệ thống điện do đó việc chọn lựa các loại cầu dao chống giật đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng tốt luôn là băn khoăn của người tiêu dùng cũng như chủ nhân công trình, dưới đây là một số loại cầu dao chống giật phổ biến trên thị trường và được đánh giá cao từ phía người tiêu dùng.
Aptomat chống giật Panasonic
Đứng đầu trong danh sách là sản phẩm đến từ thương hiệu Panasonic danh tiếng, cầu dao chống giật Panasonic nói riêng và các sản phẩm thiết bị điện đền từ thương hiệu này nói chung đều có chất lượng cực tốt, độ bền và độ an toàn cao, sử dụng bộ cảm biến dòng rò do Panasonic tự nghiên cứu và phát triển có độ nhạy và độ chính xác cao, thời gian phản hồi của thiết bị nhỏ
Aptomat chống giật Schneider
Được đánh giá cao từ các chuyên gia lẫn người sử dụng bởi chất lượng và độ an toàn, sản phẩm cầu dao chống giật đến từ tập đoàn sản xuất thiết bị điện của Pháp đạt được nhiều chứng chỉ quốc tế về chất lượng cũng như trải qua quá trình kiểm định vô cùng khắt khe trước khi đến tay người tiêu dùng, giá thành của các sản phẩm cầu dao chống giật Schneider khá cao ngang ngửa với các cầu dao chống giật Panasonic
Aptomat chống giật Sino
Không được đánh giá quá cao như 2 đàn anh vừa kể trên những Sino mang đến sự yên tâm cho người sử dụng bởi chất lượng của sản phẩm, sản phẩm có độ bền cao lên tới hơn 20.000 lần bật tắt, đồng thời được trang bị tính năng bộ lọc thông minh tránh trường hợp cắt mạch điện ngoài chỉ định, một ưu điểm đáng chú ý của cầu dao chống giật Sino chính là giá thành phải chăng hơn các thiết bị cầu dao chống giật của cả hai thương hiệu vừa kể trên.
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Trên đây là những chia sẻ về “Aptomat Chống Giật Những Điều Cần Biết”, Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.
VIHATO là nhà phân phối thiết bị điện, chuyên cung cấp các loại thiết bị điện hiện đại, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá cả cạnh tranh.
Để xem thêm các bài viết khác hoặc tra cứu thông tin sản phẩm bạn có thể vào trang: Vihato.com. Website chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị điện công nghiệp tại Long Khánh, Đồng Nai. Mọi nhu cầu quan tâm thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0908 388 087 – 0328 109 139 hoặc Email: vihatogroup@gmail.com để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhanh nhất.